Kết nối với chúng tôi

Bồ hòn quả – Món quà từ thiên nhiên

Facebook
Twitter
LinkedIn

Các sản phẩm công nghiệp đã mang lại cho người dùng sự TIỆN DỤNG, và đi kèm với nó là những hệ quả ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, ảnh hưởng tới môi trường sống. Theo báo cáo của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ: khoảng 95% các hóa chất dùng trong sản xuất các chất tạo mùi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu thô. Các thành phần độc hại vẫn có mặt trong các sản phẩm chúng ta đang sử dụng và hít vào mỗi ngày, có trong kem dưỡng da, dầu gội, các chất giặt tẩy, vệ sinh và rất nhiều sản phẩm khác nữa.

Ở phương Tây người ta đã tìm kiếm và ưa chuộng sử dụng Bồ Hòn hay còn gọi là Soap nut và phải chi trả một mức phí cao, còn chúng ta lại được ưu ái có cây bồ hòn ngay tại đất nước mình. Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng bồ hòn khô nhưng bởi cuộc sống “hiện đại” khiến con người bỏ đi thói quen tốt đẹp này.
Bồ hòn là loại quả có chứa chứa chất “Saponin” – một chất tự nhiên được xem là có thể thay thế 100% bột giặt và chất tẩy rửa hóa học. Khi tiếp xúc với nước, nó tạo ra bọt nhẹ, tương tự như xà phòng. Từ trái bồ hòn này, người dùng có thể chế biến ra dung dịch Bồ Hòn – có thể được sử dụng để làm sạch bất cứ thứ gì từ quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa chén bát, lau chùi kính. Điều đặc biệt của loại quả này, tuy được gọi là xà phòng nhưng lại vô cùng lành tính với da, không gây kích ứng da kể cả với da trẻ em. Một quả BỒ HÒN có thể sử dụng nhiều lần cho đến khi lớp vỏ mỏng và khô lại, lúc này bạn chỉ việc bỏ chúng vào chậu cây làm phân bón, vừa bảo vệ môi trường mà lại rất tiết kiệm.
Thành phần hóa học:

Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin. Trong thịt quả có tới 18% saponosid. Saponin mukorosin C52H84O11 2H2O (đc 155 – 1560) đã được chiết ra dưới dạng kết tinh. Khi thủy phân cho ta genin là hederagenin và đường là L – arabinose, DI – glucose, L – rhamnose, và D – xylose.
Các sapindosid có trong bồ hòn như sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2… đều là những saponin triterpen.
Ngoài ra còn có mukuroyiosid la, Ib, Ila, Ilb là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh. Nhiều phương pháp chiết xuất saponin từ quả bồ hòn đã được mô tả, trong đó phương pháp đơn giản nhất là đun sôi bột quả với nước, cô đặc dịch chiết và tủa saponin bằng sulfat amoni.
Hạt bồ hòn chứa 9-10% dầu béo.

bo-hon-khang-nam-tri-benh-ngoai-d

Tác dụng dược lý:
Rễ bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc, vào các kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trệ. Quả bồ bòn có tác dụng sát trùng.
Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nhân dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát ngâm nước tắm cho động vật bị bọ, rận, chấy.
Trong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.
Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt chấy.

Một món quà tự nhiên tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

091 636 0191